Gà Shamo là giống gà chọi có dáng vẻ bên ngoài oai phong và bệ vệ, đứng thẳng tắp giống như gà Serama cho nên chúng được gọi là “Quân Kê”. Giống gà này có thể sử dụng để chiến đấu hoặc làm gà cảnh. Hãy cùng AE388 chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây !
Gà Shamo là gì?
Gà Shamo là một giống gà có nguồn gốc từ Châu Á và được phát hiện ở Nhật Bản. Tuy nhiên nguồn gốc của loài này bắt nguồn từ Thái Lan vào giữa thế kỷ 17 và 19.
Một số thông tin cho rằng cái tên Shamo giống với cách gọi Siam – Xiêm , một cách gọi cũ của Thái Lan.
Cùng với các loại gà Malay, Asil, Aseel và Shamo được gửi đến Nhật Bản, những con đực thuần chủng có những đặc tính vượt trột nên được lai tạo rộng rãi với những loại gà địa phương tạo ra giống gà lai Shamo có thân hình to lớn, nhằm mục đích cung cấp thịt.
Nguồn gốc của giống gà Shamo
Tài liệu đầu tiên về gà Shamo là thành quả lai tạo giống của một chuyên gia gia cầm người Đức, Bruno While. Theo ghi chép của ông, những cặp Shamos sinh sản đầu tiên đến Đức vào tháng 3 năm 1884, thuộc quyền sở hữu của Nữ bá tước Ulm-Erbach.
Cho đến năm 1900 mới có thêm những ghi chép về nguồn gốc của gà Shamo một cách chính thức. Giai đoạn 1603 – 1867 có các giai đoạn Nhật Bản nhập các đợt giống gia cầm từ Thái Lan qua nhằm mục đích sản xuất thịt.
Qua nhiều lần lai tạo giống Shamo thuần cùng với một số giống gà khác mới tạo ra được bản gen trội của gà Shamo hiện tại. Giống gà này được sử dụng trong các cuộc chọi gà không mang cựa ở Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia,..
Gà Shamo du nhập vào việt nam
Giống gà Shamo thuần chủng được đưa vào Việt Nam. Qua quá trình thích nghi với môi trường số cũng như chế độ cho ăn khác với các nước khác.
Thân hình và tập tính của giống gà này có sự tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống của Việt Nam.
Dù vậy những ưu điểm của giống gà này vẫn không bị mất đi và trở thành giống gà chọi được anh em chơi gà tại đây khá quan tâm
Đặc điểm của giống gà Shamo độc đáo
Chính vì hình dáng oai phong lẫm liệt của nó mà được sư kê ưu ái gọi với cái tên Quân kê.
Đặc điểm hình dáng
- Mặc dù là một giống gà chọi phổ biến nhưng gà Shamo cũng được biết đến là giống gà cao thứ hai sau gà Mã Lai.
- Về ngoại hình, Shamos là những con gà to và cao với thân mình thẳng đứng , cổ vươn về phía trước lộ ra phần ngực oai phong và dáng đứng uy nghiêm.
- So với gà Asil chúng cao hơn và nhỏ gọn hơn, và chúng không có những đường cong như hình dáng của gà Mã Lai. Điểm đặc biệt là giống gà này có thể cao đến 0,7 m với tỷ lệ phần đùi và cẳng chân dài gần như chiếm 50% tỷ lệ cơ thể và có màu chính là màu vàng.
- Cặp đùi to săn chắc, thân hình gà Shamo to khỏe và vạm vỡ. Bộ lông cứng và ôm sát thường không che phủ hoàn toàn cơ thể . Đuôi của gà Shamo nhỏ và thường xuôi theo đường của lưng dốc xuống đất.
- Phần mào của gà Shamo cũng có màu đỏ tươi, rất nhỏ hoặc bị mất hoàn toàn. Phần mỏ sắc nhọn, khá cứng và đôi mắt của có màu ngọc trai. Màu sắc của bộ lông khác nhau tùy thuộc vào sự đa dạng của màu con giống.
Đặc điểm chiến đấu
Chúng có tính hiếu chiến khác cao, tinh thần chiến đấu khá hung hãn ở các trận đấu. Đăkc biệt chúng sẽ chiến đấu đến cùng với đối thủ cho đến khi nằm gục chứ không bỏ chạy hoặc né tránh.
Thân hình to và uy nghiêm giúp tăng thêm phần khí thế chiến đấu trong mỗi trận chiến. Tuy vậy đối với con người thì chúng khá thân thiện, dễ dàng tiếp cận và không tấn công, không gây hại đến con người.
- Ra đòn nhanh, dứt khoát và những đòn chí mạng khiến cho đối thủ gục nhanh. không kịp phòng thủ
- Sức bền và thể lực khỏe nên gà Shamo có thể duy trì trận đấu ở thế tấn công.
- Thái độ bình thản, tự tin và phong thái uy nghiêm khi nhìn đối thủ
Những lưu ý khi nuôi gà Shamo đơn giản
Người nuôi thường có mục đích thuần hóa chúng để vào các trận đấu lớn cho nên việc huấn luyện chúng cũng rất được quan tâm. Các anh em kê thủ thường chia sẻ các kinh nghiệm cũng như phương pháp huấn luyện giống gà này với nhau.
Ngoài ra, gà shamo cũng được nuôi làm cảnh rất phổ biến. Với bề ngoài ấn tượng, phong cách võ sĩ và những đặc điểm rất đặc trưng khác.
Chúng tôi sẽ tổng hợp dưới đây một số phương pháp đơn giản dành cho người mới.
Chế độ dinh dưỡng
Kinh nghiệm cho thấy, muốn cho cơ bắp gà rắn chắc nên cho gà ăn thóc tẻ là chính, ngoài ra điểm phụ thêm một ít mồi, rau quả khác.
Lượng thức ăn: không được cho gà ăn no hết sẽ tạo cho chúng vừa béo vừa lười, không chịu hoạt động lùng sục tìm ăn, mất hết bản năng sinh tồn trong thiên nhiên.
Vậy lượng ăn mỗi bữa chỉ khoảng 1/2 đến 2/3 dung tích diều, sao cho sau khi ăn xong bữa, không quá 4h đồng hồ.
Bổ sung một số thức ăn dưới dạng mồi nhằm giúp chúng hoạt động và không làm mất bản năng chiến đấu.
Cách thuần hóa gà Shamo
Thời điểm tốt nhất để thuần hóa gà là khi chúng còn nhỏ, điều này làm cho gà Shamo quen với mọi người. Nếu bạn nuôi gà lớn tuổi cần thuần hóa, hãy thử cho chúng ăn thường xuyên.
Gà Shamo có thể trở nên rất thuần phục và là một giống gà tự tin thường chỉ đứng nhìn con người một cách thích thú. Gà trống Shamo được biết là thường tấn công mèo, chó và thú cưng nhỏ khác và cảm thấy bị đe dọa.
Kết luận
Những thông tin cần thiết về dòng gà Shamo này AE388 đã liệt kê chi tiết phía trên bài viết. Hi vọng những thông tin trên giúp ích đến bạn trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện dòng gà Shamo này.