Cách chữa gà đá bị què còn phụ thuộc vào nguyên nhân và từng loại gà khác nhau. Đặc biệt với mỗi chiến kê sẽ có khả năng phục hồi riêng. Bài viết này sẽ giúp các sư kê biết được cách chữa trị khi gà đá bị què đơn giản nhưng lại có khả năng phục hồi nhanh nhất.
Những nguyên nhân dẫn đến gà đá bị què
Gà bị què chân xuất phát nhiều lý do khác nhau. Một số bệnh về chân thông thường là do bị bong gân, sưng cụm bàn chân hay là bệnh lậu đề. Tuy nhiên hầu hết là đến từ những nguyên nhân sâu xa:
- Chiến kê thực hiện các kỳ vần hơi và vần đòn quá sức
- Gà sau khi đi đá về không được ngâm chân om bóp và nghỉ ngơi
- Chiến kê nhảy từ trên cao xuống nhưng tiếp đất không chuẩn
- Chân gà bị trầy xước mà không kịp xử lý nên bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn từ gà đối thủ
Cách chữa gà đá bị què chân đơn giản mang lại hiệu quả cao
Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến việc gà bị què, tiếp đến sư kê cầ đưa ra lộ trình chữa trị thích hợp. Với các nguyên nhân què chân đến từ tác động ngoại lực, anh em có thể tham khảo cách chữa sau đây:
1. Xác định vị trí chân gà bị thương
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong cách chữa gà đá bị què chân là anh em cần xác định vị trí bị tổn thương thật chính xác. Sau khi đánh dấu được vị trí cụ thể, tiến hành cạo sạch phần lông ngay vị trí gãy cũng như xung quanh. Việc bỏ hết lông để quá trình bó bột cho chiến kê không xảy ra vướng víu.
2. Băng bó chân cho gà đá
Để quá trình băng bó diễn ra thuận lợi, sau khi anh em đã xác định vị trí gãy thì có thể chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ. Các bước tiến hành theo thứ tự:
- Trang bị thuốc giảm đau cho gà. Lưu ý nhớ xem liều lượng thuốc, dựa vào trọng lược của gà mà cho uống với liều phù hợp. Tránh tình trạng cho uống quá nhiều khiến gà bị sốc thuốc.
- Tiếp đó dùng đá lạnh chườm vào vị trí bị gãy của chiến kê. Thời gian chườm ít nhất 15 phút
- Đắp muối vào vị trí chân bị gãy rồi dùng nẹp cố định lại. Cuối cùng anh em dùng băng để dán lại. Thực hiện việc thay băng đều đặn cho gà 3 lần/ngày (Sáng – chiều – tối). Không nên băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu, khiến phần chân của chúng bị hoại tử.
3. Chăm sóc đặc biệt với chiến kê bị què chân
Trong quá trình chữa gà chiến bị què chân, các kê sư cũng nên áp dụng chính sách chăm sóc đặc biệt. Mục đích giúp gà đá mau bình phục, hay đơn giản là không để bệnh trở nên nặng hơn.
- Chuồng nuôi gà đá trong lúc bệnh càng nhỏ càng tốt, hạn chế việc di chuyển hoặc hoạt động không cần thiết trong lúc bị thương.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời anh em nên bổ sung thêm tôm, tép hoặc sò huyết để tăng thêm canxi.
- Trong thời gian đầu khi gà bị gãy chân, chúng rất dễ bị sốt cao và bỏ ăn. Quá trình này cần có sự quan tâm, chăm sóc và đút cho gà ăn nếu không sẽ chuyển sang suy nhược cơ thể.
--> Xem thêm: Top 9 các giống gà đá ngoại nhập xuất sắc nhất năm 2023
4. Hướng dẫn om bóp cho gà
Cách chữa gà đá bị què bằng phương pháp om bóp cần áp dụng liên tục ít nhất 2 – 3 tuần. Khả năng phục hồi còn tùy vào từng cơ chế sức khỏe riêng, việc bị bệnh nặng hay nhẹ mà có thể sẽ kéo dài hoặc kết thúc nhanh hơn.
Sau khi chiến kê đã ổn định, anh em nên tháo băng ra đồng thời om bóp rượu thuốc cho gà đá để không bị dãn cơ. Mặc dù ở giai đoạn này, bệnh của gà chọi cũng đã có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn nên hạn chế cho chúng chạy nhảy, đi lại hay ra trường đấu. Nên đợi khi chúng khỏi hoàn toàn mới cho luyện tập trở lại.
Phương pháp chữa bệnh cho gà khi bị bong gân
Ngoài việc gà bị què, bị gãy chân thì rất có thể bị bong gân trong quá trình chiến đấu. Anh em nên có một số kỹ thuật chữa gà khi chúng bị bong chân hiệu quả.
Đầu tiên, anh em chỉ cần dùng miếng cao dán hạ sốt mua ở hiệu thuốc rồi quấn quanh chân. Sau đó, bên ngoài có thể quấn bằng băng dính hoặc vải mỏng tránh bụi bặm. Khong khoảng 12h nên thay 1 lần và làm liên tục trong 2 – 3 ngày.
Ngoài ra, anh em có thể rửa chân gà thật sạch, lấy vải cotton cho thấm nước sau đó bọc quanh chân gà. Lưu ý chỉ nên bọc vừa phải kẻo tức chân gà. Làm liên tục trong 3 – 4 ngày thì tình trạng gà đau sẽ giảm hẳn.
Cách này áp dụng cho chiến kê bị sưng ống chân, nếu anh em sờ thấy chân gà hơi nóng và bị sưng mềm. Rất có thể là do gân và thịt của chúng đang bị đau. Khi đó, anh em có thể sử dụng nước ngâm chân gà chọi. Lấy nước ấm pha với muối hạt sau đó cho ngâm. Dùng kèm thuốc alpha mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sáng tối.
Kết luận
Cách chữa gà đá bị què còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chân gà. Anh em nên có cho mình những biện pháp phòng ngừa gà bị tác động mạnh, sau mỗi lần đá thì nên om bóp để gà có thể hồi phục nhanh nhất. Hy vọng những thông tin từ Ae388 sẽ giúp ích cho các sư kê trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chiến kê của mình.