Xu hướng làm đệm lót sinh học để chăn nuôi khá phổ biến trong những năm gần đây. Đây được coi là ứng dụng công nghệ sinh học đơn giản và có nhiều ưu điểm nhất. Không chỉ trong chăn nuôi bò, heo mà còn được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi gà. Vậy đệm lót sinh học nuôi gà là gì? Kỹ thuật làm đệm lót và bảo quản như thế nào cho hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới đây để được AE388 chia sẻ nhiều thông tin hơn nhé!
Định nghĩa đệm lót sinh học nuôi gà
Đệm lót sinh học nuôi gà là một hỗn hợp giữa các nguyên liệu trơ, không bị nhũn nước như trấu, mùn cưa, vỏ bào,… kết hợp men vi sinh vật để lót trên bề mặt chuồng gà. Tập đoàn men vi sinh vật này giúp phân giải nước tiểu, chất thải của gà hoặc thức ăn thừa rơi vãi trên nền chuồng. Trước khi mà chúng kịp phân hủy thành các chất gây mùi hôi thối. Ngoài ra, hệ vi sinh này còn có khả năng ức chế và tranh giành môi trường sống của các loại vi sinh vật có hại khác. Giúp bảo vệ và ngăn ngừa các mầm bệnh tiềm ẩn gây hại cho gà.
Đệm lót sinh học nuôi gà được xử lý và bảo quản tốt có thể sử dụng trong thời gian 6-12 tháng. Trong đó, thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố như: nguyên liệu làm đệm lót, độ dày, kỹ thuật xử lý, bảo quản,… Đệm lót sinh học có cách làm khá đơn giản và ít chi phí. Vì vậy mà bà con thường áp dụng vào mô hình chăn nuôi của mình.

Lợi ích khi làm đệm lót sinh học nuôi gà
Sau một thời gian được ứng dụng trong chăn nuôi, đệm lót sinh học nuôi gà nhận được đánh giá cao từ bà con nông dân. Cùng chúng tôi điểm qua một số lợi ích to lớn khi áp dụng công nghệ sinh học này.
Giảm mùi hôi thối, cải thiện chất lượng môi trường sống
Gà là loại gia cầm ăn tạp, lượng thức ăn trong ngày khá nhiều. Nên lượng chất thải ra là rất lớn. Các chất thải này khi phân hủy sẽ tạo ra các khí độc như H2S, Amoniac,… bốc lên mùi hôi thối khó chịu. Các hệ men vi sinh trong lớp đệm lót sinh học nuôi gà có cơ chế tự động phân giải chất thải thành các chất có lợi cho môi trường đất. Điều này làm giảm mùi hôi thối, cải thiện môi trường sống cho vật nuôi. Đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Người dân có thể yên tâm nuôi gà trong khu dân cư đông đúc.

Tiết kiệm chi phí và giảm nguồn lực lao động
Một trong những lợi ích to lớn mà đệm lót sinh học nuôi gà mang lại là tiết kiệm được nguồn chi phí điện nước không nhỏ. Trước đây khi chưa ứng dụng đệm lót sinh học, bà con phải xịt rửa các chất thải định kỳ. Hiện tại nhờ lớp đệm lót tự phân hủy chất thải mà người chăn nuôi không cần phải dọn rửa thường xuyên nữa.
Bên cạnh đó, người dân cũng không cần thay chất độn chuồng thường xuyên khi sử dụng lớp đệm lót. Nhờ đó mà có thể giảm bớt nguồn nhân lực lao động, vệ sinh chuồng cũng như nguyên liệu làm chất độn.
Ngăn chặn nguy cơ gà mắc bệnh
Dùng đệm lót sinh học nuôi gà giúp bà con hạn chế được các mầm bệnh tiềm ẩn gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do men vi sinh trong lớp đệm lót đã giành môi trường sống và tiêu diệt các vi sinh vật, nấm mốc gây hại. Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh như tiêu chảy, hen ở gà. Tỷ lệ chết ở gà để có khả năng giảm xuống mức 5%, gà thịt là 2%. Vì vậy mà người nuôi có thể giảm bớt công sức và chi phí thuốc thang để chữa bệnh cho gà.
Hướng dẫn 2 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà phổ biến nhất
Với rất nhiều ưu điểm nổi bật, hiện nay đệm lót sinh học được nhiều bà con áp dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả và năng suất tối ưu thì người nuôi cần đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn cách làm đệm lót. Bà con có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết 2 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà phổ biến hiện nay.
Làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng trấu
Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà này thích hợp sử dụng để úm gà hoặc nuôi gà thịt trong quy mô từ 30 đến 50m2:
- Bước 1: Bà con tiến hành rải trấu lên toàn bộ nền chuồng gà với độ dày khoảng 10cm. Sau đó bắt đầu thả gà vào.
- Bước 2: Với gà nuôi úm thì sau 7 đến 10 ngày, còn đối với gà nuôi thịt thì từ 2 đến 3 ngày. Quan sát xem bề mặt chuồng khi nào thấy phân gà đã được phủ kín thì dùng cào để cào sơ lớp đệm lót. Chú ý khi cào phải quây gà gọn lại một phía để tránh làm xáo trộn đàn gà
- Bước 3: Sau khi cào lớp mặt hãy rắc chế phẩm để lên men toàn bộ bề mặt chất độn. Tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán khắp mọi vị trí.
Cách làm chế phẩm lên men khá đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ cần mua 1kg chế phẩm sinh học trộn cùng 5kg đến 7kg bột bắp hoặc cám gạo. Sau đó cho thêm khoảng 2,5 đến 3,2 lít nước sạch rồi xoa cho ẩm đều. Tiếp theo cho vào túi hoặc thùng, ủ trong chỗ ấm từ 2 đến 3 ngày. Vào mùa đông cần giữ nhiệt độ đủ ấm để không làm giảm chất lượng của lớp đệm lót. Chú ý cần làm chế phẩm lên men trước 2 đến 3 ngày để sử dụng.

Làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng mùn cưa và trấu
Mùn cưa có ưu điểm thấp hút tốt, vì vậy mà bà con sử dụng mùn cưa kết hợp với trấu để làm đệm lót sinh học là tốt nhất. Đồng thời mang lại được hiệu quả và năng suất chăn nuôi cao. Làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng mùn cưa và trấu trong quy mô 30 đến 50m có quy trình như sau:
- Bước 1: Trải lên nền chuồng một lớp mùn cưa dày 15cm. Nếu bà con sử dụng trấu thì phải trải 8cm trấu sau đó trải 7cm mùn cưa
- Bước 2: Trường hợp mùn cưa khô phải phun nước sạch đều lên lớp mặt để đảm bảo độ ẩm của mùn cưa là 20%. Lưu ý phải phun nước như phun mưa và sau đó dùng tay xoa cho ẩm đều. Có thể kiểm tra độ ẩm mùn cưa bằng cách quan sát thấy mùn cưa thấm ẩm và tơi rời là được. Sau đó mới bắt đầu thả gà vào
- Bước 3: Làm tương tự như bước 2 trong cách làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng trấu
- Bước 4: Rắc đều chế phẩm lên men lên toàn bộ bề mặt của đệm lót. Sau đó dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đi khắp mọi vị trí.
Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng đệm lót sinh học nuôi gà
Bên cạnh các kỹ thuật làm đệm lót thì người nuôi cũng cần nắm được cách sử dụng và bảo quản đệm lót sinh học nuôi gà:
- Bề mặt đệm lót phải đảm bảo được tơi xốp. Phải cào bề mặt đệm lót định kì từ 1 đến 2 ngày 1 lần. Điều này giúp cho đệm lót tơi xốp, phân và nước tiểu gà được phân hủy nhanh hơn
- Trong thời gian vài tuần nếu đệm lót có mùi hắc thì bà con cần xới tơi lên, mở cửa cho thông thoáng. Nếu mùa nóng thì cần dùng quạt
- Đệm lót sinh học phải đảm bảo luôn khô, khả năng phân hủy tốt. Sử dụng một thời gian phải xới tơi bề mặt, rắc chế phẩm lên men đều lên mặt
- Thực hiện bảo dưỡng đệm lót sinh học vào những ngày trời nắng và buổi chiều để không gây ảnh hưởng cho gà
- Tránh để nước mưa hắt vào đệm lót
- Khi áp dụng phương thức này cần chú ý máng nước uống để tránh ướt lớp đệm lót. Nếu bị ướt thì cần thay lớp đệm mới ngay
- Thời gian sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà dài hay ngắn còn phụ thuộc vào độ nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong khi cào chỉ nên cào trên bề mặt, không nên cào sâu xuống đất sát nền chuồng

Tổng kết
Bài viết trên đây của AE388 đã mang đến cho bà con những thông tin bổ ích về ứng dụng đệm lót sinh học nuôi gà. Mô hình này được coi là an toàn thân thiện với môi trường và được cả nước khuyến khích áp dụng. Mong rằng bà con sẽ nắm được những kỹ thuật cơ bản để thực hiện làm đệm lót sinh học cho gà thành công.