Thời tiết giao mùa diễn biến phức tạp là lúc đàn gà rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh cầu trùng. Để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại khi gà bị bệnh cầu trùng, bà con cần biết cách phòng và tăng sức đề kháng cho gà để chống lại bệnh. Chi tiết cùng AE388 tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà bạn cần biết
Bệnh cầu trùng là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được nhiều loại cầu trùng gây bệnh cho gia cầm nhưng loài cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài: Eimeria necatrix – ký sinh trùng ở ruột non và Eimeria tenella – ký sinh ở manh tràng ruột già.
Đâu là con đường lây bệnh cầu trùng ở gà?
Gà bị bệnh cầu trùng có con đường lây lan chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Trong đó, gà ăn phải nang cầu trùng trong thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh là con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất.
Bệnh viêm đường ruột sẽ khiến gà bị rối loạn tiêu hóa và tổn thương các tế bào biểu bì. Từ đó làm giảm hiệu quả tiêu hóa và trao đổi chất, khiến gà chán ăn, chậm lớn, còi cọc, suy nhược cơ thể,… Tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng trên gà từ 20 – 30%.
Gà từ 2-8 tuần tuổi là lứa tuổi thường nhiễm bệnh, trước đây gà nuôi theo hình thức chăn thả dễ mắc bệnh nhất. Tuy nhiên người nuôi đừng vội chủ quan, vì tất cả các hình thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, thả vườn… đều có nguy cơ nhiễm cầu trùng.
Các triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà thường gặp nhất
Bệnh cầu trùng trên gà có 2 thể bệnh, bà con cần biết để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.
Thể cấp tính của gà bệnh
Ở thể bệnh này gà ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, uống nước liên tục, phân gà có bọt màu vàng hoặc trắng, đôi khi phân có màu đỏ nâu (phân gà sáp), sau phân có máu. Gà mắc bệnh cầu trùng cấp tính sẽ đi lại khó khăn do chân co quắp, yếu, liệt, khớp bị xẹp, xù lông, mắt nhợt nhạt, co giật từng cơn và chết đột ngột.
Dạng mãn tính của gà bệnh
Dạng mãn tính sẽ có diễn biến bệnh chậm hơn dạng cấp tính. Ở thể này gà chậm lớn, gầy sút, kém ăn, tiêu chảy kéo dài, có biểu hiện liệt, gà đẻ giảm đẻ đột ngột,… Nếu không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm vì lúc này gà chính là một vật thể bệnh và có thể phát bệnh cho cả đàn. Phân gà mềm, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng sang những con gà khỏe mạnh khác.
Bệnh tích của gà bệnh
Khi mổ gà bị bệnh cầu trùng dễ thấy bệnh tích tập trung ở ruột. Theo đó, bà con có thể dễ dàng kiểm tra bệnh của gà bằng các dấu hiệu sau:
- Nếu do ký sinh trùng ở manh tràng – ruột già thì thấy 2 manh tràng căng to và chảy máu. Các khu vực có đốm và đẫm máu rất dễ phát hiện. Nếu gà bị cầu trùng nặng để lâu ngoài chảy máu, manh tràng sẽ có dấu hiệu hoại tử, phần hoại tử có màu đen.
- Trường hợp gà bị cầu trùng ký sinh ở ruột non nên ruột non phình to bất thường. Thành ruột phình, căng chướng có dấu hiệu nứt, bên trong là bã đậu kèm theo chất lỏng có mùi hôi. Đặc biệt, trên bề mặt niêm mạc ruột có những nốt sần màu trắng đỏ khác thường.
Ở cả hai dạng, bệnh tích dễ thấy nhất sẽ là phân gà có lẫn máu tươi. Ngay khi bắt gặp những dấu hiệu này, 99% ga đã nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng bệnh cầu trùng ở gà mà người nuôi cần biết
Các nghiên cứu khoa học đã cho rằng phòng bệnh là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất. Với bệnh cầu trùng ở gà, người nuôi có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau:
Phòng bệnh bằng thuốc
Trong chăn nuôi gà, một số loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng trong nhiều thập kỷ để ngăn ngừa gà bị bệnh cầu trùng. Tùy thuộc vào loại hình chăn nuôi gia cầm, các phương pháp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả khác nhau.
Một số loại kháng sinh có thể trộn với liều lượng phòng bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất trong TĂCN để phòng bệnh cầu trùng như: amprolium, amprolium + ethopabate, chlortetracycline,…
Phòng ngừa bằng vắc-xin
Vắc xin được coi là biện pháp tối ưu nhất hiện nay, giúp gà có kháng thể phòng bệnh suốt đời. Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh sau này, hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra, không để lại dư lượng trên gà thành phẩm.
Để điều trị gà bị bệnh cầu trùng, bạn có thể tham khảo một trong những loại thuốc mà AE388 gợi ý dưới đây, hiệu quả đã được kiểm chứng và đánh giá cao.
- ViCox Toltral 100ml/300-400kgTT/ngày kết hợp với thuốc Az.Vitamin K3 100g/500kgTT/ngày và tiến hành điều trị 2 ngày
- Az.Diazuril: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn, đặc trị gà bị bệnh cầu trùng: 1ml/25-30kgTT/ngày, hoặc 2-3ml/10-15 lít nước uống trong 2 ngày liên tục.
- Vicox 1g/5kgTT/ngày hoặc cho vào 1g/lít nước uống
- Via. SBA 30% 1g/5kgTT/ngày hoặc cho vào 1g/lít nước uống
- Kết hợp Az.Vitamin K3…1g/5kgTT/ngày hoặc 1g/lít nước uống.
Phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh
Để kiểm soát bệnh cần chú ý vệ sinh phòng bệnh, nhất là phải trải lớp lót chuồng khô ráo, hút ẩm. Môi trường nuôi cần được xử lý sạch sẽ trước khi nhập gà vào để hạn chế cầu trùng phát triển. Sau mỗi lần nuôi phải vệ sinh khử trùng chuồng trại kể cả hành lang và kho, sau đó thay lớp chất độn chuồng mới. Chuồng nuôi phải thông thoáng, không lạnh hoặc quá nóng.
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho người ra vào trang trại chăn nuôi, hạn chế các động vật mang mầm bệnh như chuột, chim… là điều cần phải quan tâm hàng đầu.
Kết luận
Gà bị bệnh cầu trùng là căn bệnh rất phổ biến với tốc độ lây lan nhanh và khó quan sát triệu chứng khi bệnh ở thể mãn tính. Trên đây là những chia sẻ của AE388 về bệnh cầu trùng ở gà. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có đầy đủ thông tin về nguyên nhân, cách phòng trị bệnh cầu trùng kịp thời tránh thiệt hại về kinh tế.