Gà là loài động vật rất dễ mắc bệnh trong chăn nuôi. Trong bài viết hôm nay AE388 sẽ đề cập đến gà bị bệnh yếu chân, đây là một trong những bệnh rất phổ biến trong chăn nuôi gà. Bài viết cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chữa bệnh cho gà hiệu quả, theo dõi ngay!
Những triệu chứng nhận biết gà bị bệnh yếu chân sớm và chính xác nhất
Đối với gà bị yếu chân bà con cũng như anh em có thể nhận biết được hiện tượng này vì sẽ có rất nhiều biểu hiện. Sau đây là những triệu chứng chi tiết và dễ nhận biết nhất của căn bệnh này ở gà.
- Gà có hiện tượng đứng không vững, lết từng bước, do cơ chân không đủ sức để nâng đỡ cơ thể và di chuyển.
- Con gà cũng biết đi, nhưng đi được vài bước thì dừng lại, dáng vẻ mệt mỏi. Gà hay đi khập khiễng, bước chân không vững.
- Các đòn đá của gà chọi thường không có lực. Gà bị yếu chân có thể nặng hơn khiến gà không hoạt động hoặc lê một chân. Đây là thời điểm gà có nguy cơ bị bại liệt
- Trong trận chiến gà hay vấp ngã dễ mất lợi thế chiến đấu.
Các nguyên nhân dẫn đến gà mắc bệnh yếu chân và cách chữa trị theo từng trường hợp cụ thể
Có nhiều nguyên nhân khiến gà mắc căn bệnh yếu chân, tuy nhiên, AE388 sẽ chỉ ra những nguyên nhân thường gặp nhất:
Thiếu Canxi hoặc Mangan
Thiếu Canxi hoặc Mangan là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh yếu chân. Môi trường chăn nuôi gà thiếu ánh nắng khiến gà không hấp thu được Vitamin D canxi dẫn đến giảm độ chắc của xương. Đây là nguyên nhân dẫn thường gặp đến các hiện tượng như bại liệt, yếu chân, xệ cánh, kém ăn và thậm chí là chết ở gà.
Gà bị thiếu Mangan sẽ khiến chân sưng phù, cánh ngắn lại một cách bất thường, kèm theo đó là các khớp ở chân sẽ bị biến dạng, khi quan sát bằng mắt thường rất dễ nhận thấy.
Cách chữa trị:
Người nuôi cần bổ sung thêm Canxi cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, D, E, B1 bằng cách pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà ăn hàng ngày để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gà.
Do trứng nở kém
Trứng nở kém có thể được xem là nguồn gốc ban đầu khởi phát gà bị bệnh yếu chân. Gà ấp không kỹ hoặc trứng gà mang mầm bệnh cũng khiến gà con khi sinh ra bị yếu chân bẩm sinh, chân co quắp một cách bất thường.
Cách trị: Trong quá trình nuôi gà và cho gà ấp, người nuôi cần phải sàng lọc trứng thật kỹ bằng những thiết bị công nghệ kiểm tra chất lượng trứng, đánh giá dựa trên những đợt trứng gà trước để thấy sự khác nhau.
Do gà bị bệnh bệnh Marek
Marek là một trong những bệnh phổ biến gây yếu chân ở gà, đặc biệt là khi thời tiết có sự biến chuyển thay đổi và gà từ khoảng 12 – 20 tuần tuổi rất dễ nhiễm phải căn bệnh này.
Căn bệnh này khiến các virus xâm nhập tạo ra các khối u chèn ép lên các dây thần kinh của gà. Tùy theo sức đề kháng của gà mà bệnh sẽ thay đổi và gây ra các cấp độ cấp tính và mãn tính khác nhau.
Lúc này, gà sẽ trong trạng thái vận động khó khăn, liệt một chỗ do viêm dây thần kinh vận động. Nếu không được tiêm phòng thì tỷ lệ gà chết khoảng 20-70%.
Cách chữa trị: Gà bị bệnh yếu chân do Marek cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chúng ta cần thực hiện các bước sau:
- Theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh yếu chân trên đàn gà
- Thực hiện cách ly gà bệnh, không vận chuyển gà trong đàn mắc bệnh ra ngoài để tránh lây lan
- Vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần
- Không nhập gà giống về nuôi trong thời gian điều trị gà bệnh Marek
- Nếu sau khi dùng thuốc mà gà vẫn không có hiệu quả thì tiến hành tiêu hủy cả đàn và để trống chuồng ít nhất 3 tháng.
Gà mái trong thời kỳ đẻ trứng và ấp trứng
Ở gà mái, bệnh yếu chân rất hay xảy ra gây khó khăn cho gà trong quá trình sinh nở. Thời điểm gà sinh sản và ấp trứng, nếu gà mái bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và canxi cộng với việc nằm ổ lâu, không tìm kiếm thức ăn nên gà bị yếu chân tạm thời.
Cách chữa trị: Người nuôi có thể nuôi gà theo loại, phân loại gà kỹ, rà soát chất lượng trứng, chất lượng đàn bố mẹ để đảm bảo nguồn trứng luôn sạch bệnh. Nên cho gà nghỉ ngơi, tập luyện và tạo lập chế độ dinh dưỡng sẽ nhanh chóng giúp gà hồi phục cơ chân.
Các trường hợp bị bệnh do gà bị viêm da
Các trường hợp viêm da cũng là một trong những yếu tố dẫn đến căn bệnh yếu chân ở gà. Viêm da thường hay thấy ở gà đá. Với các chiến kê, sau mỗi trận đấu có thể sẽ xuất hiện những vết thương, nếu không được chăm sóc kỹ, những vết thương này sẽ viêm lên, đặc biệt ở chân gà sẽ bị lở loét da, thậm chí hoại tử.
Cách chữa trị: Người nuôi cần bổ sung ngay men và Biotin vào khẩu phần ăn của gà, đồng thời tìm cách giảm độ ẩm, vệ sinh hệ thống thông gió và hạn chế tối đa việc cho gà tiếp xúc với nước.
Kết luận
Trong bài viết, AE388 đã chia sẻ đến bà con nguyên nhân cũng như cách chữa trị gà bị bệnh yếu chân. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp ích cho bạn về cách chăm sóc gà giống. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm một số thông tin về bệnh gà nhé!