Gà bị khò khè là bệnh rất phổ biến ở gà, nhất là vào thời tiết lạnh giá của mùa đông. Nếu không xử lý kịp thời mà để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gà, gà khó thở, kém phát triển. Vậy gà mắc bệnh này nguyên nhân từ đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu về căn bệnh này với những thông tin dưới đây của AE388.
Gà thở khò khè là bệnh gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không?
Gà bị khò khè là bệnh hay gặp nhất là vào mùa đông triệu chứng khò khè xuất hiện khi gà không đủ sức đề kháng. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe của gà.
Căn bệnh này tưởng chừng không quá nghiêm trọng nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Gà thở khò khè là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng gà chết hàng loạt tại các trang trại.
Triệu chứng gà bị khò khè giúp phát hiện bệnh sớm
Những triệu chứng dưới đây chính là các dấu hiệu cho thấy gà bị khò khè mà người nuôi nhất định phải biết:
- Gà bỏ ăn, kén ăn: Gà thở khò khè khó thở nên việc ăn uống của chúng rất khó khăn. Tình trạng kéo dài còn khiến cơ thể gà suy nhược, gầy gò.
- Gà khó thở, có đờm ở mũi họng: Nguyên nhân chủ yếu khiến gà khó thở là đờm đặc đã làm tắc cổ họng gà dẫn đến khó thở do không khí khó đi qua họng. Có quá nhiều đờm bị tắc nghẽn khiến một phần, sau đó đờm và dãi bị đẩy lên mũi khiến gà bị chảy nước mũi, thở khò khè và phải lắc đầu liên tục để tống chúng ra khỏi mũi.
- Gà rụng lông: Lông là bộ phận thường được gà chăm sóc bằng lượng dầu trong phao câu. Do gà bỏ ăn, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến gầy, rụng lông đặc biệt là lông đuôi.
- Gà đi phân lỏng và có màu trắng xanh: Rối loạn hô hấp ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của gà dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hết nên có màu.
- Gà kém hoạt động, lờ đờ: Khó thở hoặc sốt cao sẽ khiến gà lười vận động hơn. Chúng thường đứng hoặc nằm ủ rũ trong góc tường, góc chuồng.
Nguyên nhân gây bệnh khò khè ở gà là do đâu?
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh khò khè ở gà? Cùng điểm qua những nguyên nhân thường gặp dưới đây để có hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Xuất phát từ vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium
Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium gây ra. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc tiêm không đầy đủ, dinh dưỡng kém,…. loại vi khuẩn này sẽ phát triển và gây bệnh.
Gà bị cảm
Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nuôi nhốt ở nơi quá thoáng gió đều có thể xảy ra hiện tượng này. Điều đó khiến gà bị cảm dẫn đến thở khò khè, chảy nước mũi. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Gà bị hen suyễn
Gà bị hen cũng có thể dẫn đến thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là do thời tiết hoặc cũng có thể do môi trường nuôi nhốt. Bệnh hen suyễn nếu để lâu sẽ trở nặng và rất khó điều trị.
Lây nhiễm từ gà khác
Nếu thể lực gà yếu thì việc lây nhiễm bệnh từ những con gà khác là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt nuôi chung gà khỏe với gà khò khè tỷ lệ lây nhiễm rất cao.
Các đường lây truyền của bệnh khò khè ở gà cần ngăn chặng
Nhiều người vẫn chưa biết đâu là đường lây của căn bệnh khò khè ở gà. Vậy dưới đây là những lí do khiến bệnh dễ bị lây lan nhất.
- Gà mắc bệnh bài tiết phân và sản dịch ra ngoài, vi khuẩn hòa vào không khí và truyền sang gà khỏe trong cùng đàn, cùng chuồng.
- Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn bệnh.
- Với gà đẻ mắc bệnh sẽ lây truyền qua trứng, khi nở ra gà con sẽ nhiễm vi khuẩn gây bệnh thở khò khè.
- Với gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang chủng vi khuẩn trong người thì có thể bị nhiễm trùng thứ phát, bệnh nặng trở lại.
Phương pháp điều trị gà bị bệnh khò khè hiệu quả nhanh
Khi phát hiện gà có biểu hiện khò khè, khó thở bà con cần tìm cách điều trị ngay. Bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian bằng cách lấy gừng giã nhỏ rồi hòa tan với nước, cho gà uống nước đó trong khoảng 2-3 ngày. dần dần và khỏi hoàn toàn.
Nếu gà bị bệnh nặng nên dùng các loại thuốc tiêm, thuốc đặc trị gà khò khè như thuốc Ery, thuốc Martylan hoặc có thể dùng các chế phẩm như: bio-spiracol, bio-tylanfort để giúp tăng sức đề kháng cho gà.
Liều lượng của từng loại thuốc, từng loại chế phẩm đã được ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng, bà con cần sử dụng theo đúng hướng dẫn, không tự ý tăng giảm liều lượng cũng như thay đổi kết hợp với các loại thuốc khác.
Để phòng bệnh gà bị khò khè cần phải làm gì?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Đối với gà bị bệnh khò khè, người nuôi cần chú ý những công tác phòng bệnh sau:
- Yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh khò khè ở gà là giữ cho chuồng luôn sạch sẽ. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa bệnh khò khè mà còn ngăn ngừa các mầm bệnh nguy hiểm khác
- Phải chú ý đến lịch tiêm chủng cho gà từ nhỏ sẽ phòng được nhiều bệnh.
- Khi trong đàn có gà mắc bệnh cần cách ly ngay cá thể đó để tránh lây lan bệnh cho các cá thể khác.
- Tăng lượng dinh dưỡng cho gà.
Kết luận
Trên đây là bài viết mà AE388 muốn gửi đến bà con những kiến thức và cách đặc trị gà bị khò khè. Với những thông tin bổ ích này, hy vọng bà con sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm và phát triển tối đa khả năng chăn nuôi để làm kinh tế của mình.