Gà bị nổi trái là một trong những căn bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi gà, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh, gà càng dễ mắc bệnh. Bệnh sẽ dễ dàng bị chuyển biến xấu nếu không được chữa trị và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân nuôi gà vẫn chưa biết rõ về căn bệnh này cũng như chưa nắm được phương pháp chữa trị và phòng bệnh. Đọc bài viết dưới đây của AE388, bà con chắc chắn sẽ cập nhật được những kiến thức hữu ích về căn bệnh này.
Tìm hiểu sơ lược về căn bệnh gà bị nổi trái
Trước khi tìm hiểu về cách phòng và chữa bệnh, điều đầu tiên bà con cần biết là căn bệnh nổi trái ở gà là gì, các nguyên nhân nào khiến gà bị bệnh và khi gà mắc bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể nào.
Gà bị nổi trái là bệnh gì?
Gà bị nổi trái còn được gọi là bệnh đậu ở gà. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, phổ biến trong giai đoạn gà từ 25 đến 50 ngày tuổi.
Bệnh thường hay xuất hiện vào mùa đông xuân khi khí trời chuyển sang khô hanh từ khoảng tháng 11 đến tháng 5 năm sau theo âm lịch. Gà bị nổi trái có tốc độ lây lan khá nhanh, thời gian ủ bệnh thường từ 4 đến 10 ngày trước khi bệnh biểu hiện ra bên ngoài. Vậy nên, việc quan sát gà thật kỹ trong quá trình chăn nuôi là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Vì sao gà bị bệnh nổi trái?
Tìm hiểu nguyên nhân gà bị bệnh đậu sẽ giúp cho người chăn nuôi tìm được giải pháp chữa trị kịp thời nhằm tránh ra hệ quả dịch bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến gà bệnh:
- Như đã nói trên, gà bị nổi trái do virus gây ra. Đây là loại virus tồn tại tốt trong hầu hết các môi trường khắc nghiệt từ khô hanh đến nóng ấm, dưới ánh sáng và đến cả mùa rét.
- Gà bị chích, đốt hoặc ký sinh bởi những côn trùng trước đó đã mang mầm bệnh như ruồi, muỗi,…
- Virus tồn tại trong gà bệnh, gà khỏe cắn nhau với gà bệnh dẫn đến vết thương hở khiến virus lây truyền qua các vết thương đó.
- Gà bị thiếu vitamin A cũng có thể bị nổi trái
Các triệu chứng thường gặp khi gà bị nổi trái
Gà bị nổi trái sẽ dẫn đến các biểu hiện của bệnh cụ thể như sau:
Ở dạng ngoài da
Bệnh đậu gà dễ thấy nhất là những biểu hiện ngoài da khi xuất hiện các nốt như thịt dư to cỡ hạt đậu. Các nốt thịt này mọc lên xung quanh lớp da của gà mà cụ thể như mào, khóe mắt, miệng, phía bên trong của cánh, vùng da chân hoặc xung quanh hậu môn.
Với những nốt đậu ngoài da này, theo thời gian, cơ thể gà sẽ trở nên sần sùi khiến gà khó quan sát, chảy nước mũi, viêm kết mạc. Khi nốt đậu chín sẽ dần chuyển sang màu vàng rồi vỡ ra khiến da gà bị sẹo. Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng thật ra dạng ngoài da lại là dạng dễ chữa trị và nhanh hồi phục sức khỏe nhất.
Ở dạng niêm mạc
Gà bị nổi trái ở dạng này dễ thấy nhất ở gà con. Gà sẽ chán ăn và xuất hiện tình trạng khó thở do cổ họng bị đau, có dịch chảy ra từ miệng pha lẫn mủ và có một lớp màn trắng trắng, đôi khi gà sẽ có biểu hiện sốt. Sau và ngày, lớp màn trắng trắng sẽ bong ra lộ niêm mạc màu đỏ khiến gà bị viêm nhiễm mắt, mũi.
Ở dạng hỗn hợp
Dạng hỗn hợp tức là gà sẽ có biểu hiện của cả 2 dạng trên. Gà sẽ sốt cao, bỏ ăn, bị tiêu chảy và giảm trọng một cách nhanh chóng do mất nước. Bệnh gây ra tỷ lệ tử vong đến 50%. Gà chăn nuôi tập trung lớn dạng trại gà dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cách nuôi gà nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu quá trình giữ vệ sinh và chữa trị tốt trong vòng 3 đến 4 tuần, gà hoàn toàn có thể khỏi bệnh.
Phương pháp điều trị gà bị nổi trái kịp thời được nhiều người nuôi áp dụng
Đây là căn bệnh không có thuốc điều trị nên cách xử lý duy nhất là bà con nên lấy nước muối để bôi ngoài da và sử dụng các loại thuốc sát khuẩn giúp cho các nốt đậu mau khô và bong ra nhanh chóng.
Đối với những hạt đậu quá to, người nuôi dùng dao cắt gọt cẩn thận rồi bôi thuốc. Một số loại thuốc có thể điều trị và làm giảm căn bệnh đậu gà như:
- Xanh Methylen 2%
- Cồn Iod 1 – 2%
- Thuốc nhỏ mắt của người
- Kháng sinh chống viêm nhiễm như Amoxycol, Genta Costrim, Ampicol,…
- Ngoài ra còn có một số thuốc tăng đề kháng và sức khỏe cho gà như Vitamin A, Vitamin C, BComplex,… pha vào nước cho gà uống trong quá trình điều trị bệnh.
Biện pháp phòng ngừa gà bị bệnh nổi trái hiệu quả
Dưới đây là những biện pháp quan trọng giúp gà phòng ngừa căn bệnh nổi trái một cái hiệu quả nhất, cụ thể đó là:
- Cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn và nước uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đừng quên bổ sung các loại thuốc chức năng như Vitamin, chất khoáng, chất điện giải,… nhằm tăng cường sức khỏe cho gà.
- Tiêm vắc xin cho gà ngay khi gà còn nhỏ từ 7 đến 10 ngày tuổi.
- Vệ sinh chuồng trại và các vật dụng nuôi gà thường xuyên, tránh tình trạng ẩm thấp, dơ, thức ăn cũ đóng ván,…
- Đặt chuồng ở những nơi thoáng mát, ít có gió lùa hay côn trùng
- Phun thuốc sát trùng theo định kỳ ít nhất 1 lần/tuần nhằm tiêu diệt mầm bệnh
Kết luận
Gà bị nổi trái không hề khó trong việc điều trị. Điều mà người nuôi cần chú ý nhất không những trong quá trình điều trị bệnh mà còn trong quá trình phòng bệnh đó là vấn đề về vệ sinh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này của AE388, bà con đã có thêm cho mình những kinh nghiệm chăn nuôi và phòng bệnh hiệu quả.