Chia sẻ cách nuôi gà đá bị tang mau hồi phục nhất

Dấu hiệu nhận biết gà bị tang

Quá trình chăm nuôi gà chọi sẽ xảy ra khá nhiều những vấn đề phức tạp từ nguồn thức ăn cho gà, bệnh của gà, cách luyện gà,… Trong đó, cách nuôi gà đá bị tang cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều anh em, đặc biệt là những sư kê mới tập nuôi gà. Vậy hôm nay, AE388 sẽ mách cho bạn cách nuôi gà đá bị tang hồi phục nhanh chóng nhất, theo dõi ngay nhé!

Cách nuôi gà đá bị tang mau hồi phục nhất
Cách nuôi gà đá bị tang mau hồi phục nhất

Gà bị tang là gì?

Thuật ngữ này không hề xa lạ đối với những người nuôi gà lâu năm, nhưng đối với những sư kê mới nuôi gà hẳn sẽ chưa biết đến điều này. 

Gà bị tang là trạng thái gà bị chấn thương sau quá trình thi đấu. Những vết thương này dù nặng hay nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và tinh thần chiến đấu của các chiến kê. Để khắc phục được điều này, anh em cần phải có phương án chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết gà bị tang chuẩn xác nhất

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết gà bị tang, nhưng thường nhất là những biểu hiện như sau. Nếu gà của bạn có đủ các dấu hiệu này, chắc chắn gà đã bị tang, cần tìm cách điều trị ngay, không được kéo dài.

  • Gà bị sưng phù cơ thể hoặc một vị trí nào đó trên cơ thể
  • Gà bị ói ra đờm, nhớt
  • Gà trong trận đấu bị đối thủ đá trúng cựa

Với mỗi dấu hiệu khác nhau sẽ có cách nuôi gà bị tang khác nhau để giúp gà có thể lấy lại sức khỏe, hồi phục một cách nhanh chóng nhất.

Dấu hiệu nhận biết gà bị tang
Dấu hiệu nhận biết gà bị tang

Cách nuôi gà đá bị tang hiệu quả nhất

Không phải gà đá bị tang nào cũng có cách chăm sóc, nuôi lại giống nhau. Người nuôi phải nhìn được dấu hiệu và nguyên nhân gà bị tang để có cách xử lý cụ thể

Gà bị sưng phù

Gà bị sưng phù là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi gà bị tang. Anh em có thể quan sát chiến kê từ trên xuống dưới, ngay chỗ bị thương sẽ sưng và thâm tím.

Lúc này, anh em có thể sử dụng thuốc giảm đau cho gà. Nếu không có vết thương hở thì có thể dùng rượu để loại bỏ bụi bẩn, xoa bóp nhẹ nhàng chỗ bị sưng phù rồi cho gà sử dụng kháng sinh B1000 hoặc B625 để giúp chỗ bị sưng tan đi máu bầm. Những ngày sau đó cũng thường xuyên dùng rượu để mát xa cho gà.

Gà bị sưng phù
Gà bị sưng phù

Tuy nhiên, trong trường hợp gà có dấu hiệu sưng phù mà vị trí đó như có nước, sờ vào hơi nhũn thì người nuôi phải rạch một đường nhỏ để cho máu máu bầm tự chạy ra. Lưu ý, sau đó không được dùng rượu thoa lên vì là vết thương hở. Anh em có thể cho gà uống kháng sinh như đã nói trên.

Gà bị ói 

Cách nuôi gà đá bị tang và ói phải được giải quyết kịp thời. Khi thấy gà có tình trạng ói, phải lấy nhớt nhao và đờm từ miệng gà ra một cách nhanh chóng nhất có thể, tránh gây khó thở cho gà, khiến gà bị nghẹt họng. 

Bởi nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nặng nề khác nhau ăn không tiêu, vi khuẩn sinh sôi trong dạ dày,… nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của gà chiến.

Gà bị ói và cách chữa trị
Gà bị ói và cách chữa trị

Sau khi đã lấy sạch những thứ trong miệng gà, các sư kê có thể sử dụng thuốc trị tang cho gà rồi đưa gà vào chuồng kín gió, bởi lúc này gà yếu và không thể chịu lạnh. 

Thức ăn lúc này cho gà là cơm trắng, vì cơm là thực phẩm tiêu hóa tốt. Đợi đến khi gà khỏe dần mới chuyển sang mồi, ngũ cốc, rau xanh,… với với liều lượng ít rồi nhiều dần qua từng ngày.

Cách nuôi gà đá bị tang trúng cựa

Sau mỗi trận đấu, không tránh khỏi việc gà bị trúng cựa ở mắt, đầu hay những bộ phận khác. Anh em có thể xử lý những vết thương đó như sau:

  • Vệ sinh vị trí bị thương và thân gà sạch sẽ
  • Dùng hoa đu đủ giã nát và đắp lên trên vị trí bị cựa cào trúng để làm tan máu bầm cho gà
  • Cho gà nghỉ ngơi và thư giãn tại chuồng kín gió
  • Cho gà sử dụng các thuốc kháng khuẩn, bổ sung vitamin cần thiết để phục hồi nhanh hơn

Những điều cần lưu ý trong cách nuôi gà đá bị tang

Hãy chú ý đến thể lực của gà. Do sức khỏe của gà lúc này khá yếu, không thể di chuyển hay cử động nhiều nên người nuôi phải thường xuyên quan sát gà để có giải pháp chữa trị kịp thời nếu tình trạng sức khỏe gà chuyển biến xấu.

Gà cần đảm bảo đủ khoảng thời gian nghỉ ngơi, chuồng trại trong quá trình chữa trị, bởi đây là giai đoạn gà rất dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng kém.

Những lưu ý khi chăm sóc gà bị tang
Những lưu ý khi chăm sóc gà bị tang

Trong cách nuôi gà đá bị tang, thức ăn của gà cũng cần phải lưu ý. Không nên cho gà ăn mồi vào lúc này mà nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Khi gà đã có tiến triển tốt hơn thì có thể cho gà ăn lúa ngâm nước với lượng vừa đủ và chia thành nhiều bữa trong ngày. Chỉ cho gà ăn đồ tươi khi gà đã khỏe khoảng 70% sức lực.

Không cố gò ép tập luyện cho gà trong giai đoạn này, vì vừa không mang lại hiệu quả, vừa khiến sức khỏe gà ngày một xấu đi do không chống chịu được những động tác mạnh.

Kết luận

Cách nuôi gà đá bị tang đòi hỏi sư kê phải có kế hoạch cụ thể. Trên đây, trang AE388 đã hướng dẫn anh em cách chăm sóc gà bị tang như thế nào và những điều mà anh em cần lưu ý khi điều trị cho gà trong giai đoạn này. Hy vọng anh em đã biết cách giúp gà trở nên tốt hơn, hồi phục mau hơn và có thể  sớm quay lại những trận đấu nảy lửa.