Gà bị bệnh CRD là gì? Đâu là nguyên nhân và phương pháp chữa trị kịp thời?

Bệnh tích của gà bị bệnh CRD

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD) là một trong những căn bệnh nguy hiểm được nhiều người chăn nuôi gà quan tâm. Vậy bệnh CRD ở gà là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến gà bị bệnh CRD? Cách chữa trị và mức độ của căn bệnh như thế nào? Dưới đây là bài viết mà AE388 sẽ giải thích một cách cụ thể và chi tiết nhất. Mời bà con cùng theo dõi.

Tìm hiểu về căn bệnh CRD của gà

Tìm hiểu tổng quan về căn bệnh CRD ở gà

Trước tiên, người nuôi cần phải tìm hiểu gà bị bệnh CRD là bệnh gì, sau đó mới kịp thời xác định nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

Bệnh CRD ở gà là bệnh gì?

CRD là từ viết tắt của Chronic Respiratory Disease, còn được gọi là bệnh hô hấp mãn tính. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Mycoplasma Gallisepticum gây ra làm cho gà giảm sức khỏe, lượng thịt, khả năng sinh sản và khó tăng trọng. Gà bị bệnh CRD thường đi cùng với một số bệnh như E.coli, IB, ND,…

Vì sao gà bị bệnh CRD?

Như đã nói trên, gà bị bệnh là do virus Mycoplasma Gallisepticum gây ra – một trong những loại virus thuộc nhóm sinh vật gây bệnh viêm phổi. Không chỉ gà, bệnh còn có thể gặp ở vịt, ngan, chim,… ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong không cao nhưng nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn, bệnh sẽ phát triển cùng với bệnh khác, và liệu người nuôi có giữ lại được đàn gà của không vẫn là điều chưa chắc chắn. 

Bệnh sẽ làm năng suất xuất thịt và trứng của đàn gà giảm một cách rõ rệt. Từ đó ảnh hưởng nặng nề đến quá trình sản xuất chăn nuôi và phát triển kinh tế của bà con.

Con đường lây truyền của bệnh

Ở bệnh CRD có 2 con đường lây lan chủ yếu, cụ thể là:

  • Lây qua đường hô hấp: Đây là quá trình mà gà bệnh tiếp xúc với gà khỏe do có thể sống chung trong một chuồng, trại, dùng chung máng ăn, nước uống,…
  • Lây từ mẹ sang con: Gà mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh sản khi sinh ra trứng, trứng nở ra gà con thì gà con có thể nhiễm bệnh

Tuy nhiên, con đường lây lan thường gặp và nhanh gây dịch nhất là lây qua đường hô hấp.

Con đường lây truyền bệnh CRD trên gà

Các triệu chứng thường gặp khi gà mắc bệnh CRD

Dưới đây là một số triệu chứng mà người nuôi thường gặp khi gà bị bệnh CRD mà người nuôi nhất định phải chú ý.

  • CRD là căn bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu khoảng từ 5 đến 10 ngày, nên khi phát hiện, người nuôi có thể thấy gà bị giảm thể trạng từ dáng vẻ cho đến trạng thái của gà
  • Gà sẽ hắt hơi, khò khè và chảy nước mũi. Nếu căn bệnh này xuất hiện ở gà tây, vùng mặt và mắt gà sẽ thường sưng lên
  • Đối với gà thịt, bệnh thường xuất hiện khi gà được 4 đến 8 tuần với các triệu chứng đi kèm với bệnh E.coli. Gà giảm ăn, khó thở trầm trọng, bị viêm kết mạc, ủ rũ, đi ngoài nhiều và chết sau khi mắc bệnh từ 3 đến 4 ngày. Đối với những con gà có thể sống cũng sẽ chậm lớn và còi cọc.

Bệnh tích của gà bị bệnh CRD

Khi phát hiện gà bệnh hoặc có triệu chứng bất thường, người nuôi có thể mổ gà để xem xét bệnh tích của gà. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh tích của gà bệnh mắc bệnh hô hấp mãn tính, bao gồm:

  • Túi khí bị viêm, đục và có thể có bã đậu
  • Khí quản bị sung huyết
  • Gà bị viêm màng bao gan và viêm màng bao tiêm nếu kết hợp với bệnh E.coli
  • Gà bị bệnh CRD sẽ bị xuất huyết và chứa dịch trong niêm mạc khí quản
  • Ống dẫn trứng sẽ bị sưng phù, thủng và vòi trứng bị viêm nhiễm đối với gà mái.
  • Viêm phổi ở nhiều cấp độ khác nhau, nặng nhất là phổi bị hoại tử.

Bệnh tích của gà bị bệnh CRD

Phương pháp điều trị bệnh CRD ở gà hiệu quả nhanh

Khi nhìn thấy đàn gà vừa có dấu hiệu suy yếu, người nuôi cần ngay lập tức chẩn đoán bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số loại thuốc mà bà con có thể dùng để chữa trị gà bị bệnh CRD trong khoảng thời gian một tuần kể từ khi gà bệnh. Cụ thể như:

  • Doxycip 20%
  • L-Spec 100S
  • Tylan Soluble
  • Pulmotil AC
  • Gentadox
  • Tylodox
  • Econor 50%

Ngoài ra, ở giai đoạn này, người nuôi cùng cần nên sử dụng các dung dịch tiêm Vitamin, Acid Amin và khoảng cho gà giúp tối ưu sức khỏe và khôi phục khả năng sinh sản của gà. Đồng thời, nếu thấy có nhiều dịch nhầy ở đường hô hấp thì có thể cho gà bổ sung thêm Bromhexin từ 2 đến 3 ngày.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả CRD trên gà

Bà con cần chú ý một số công tác phòng bệnh sau đây để tránh gà bị nhiễm bệnh hô hấp mãn tính, cụ thể là:

  • Phun thuốc vệ sinh chuồng trại định kỳ
  • Đảm bảo chuồng trại thoáng, sạch sẽ, mật độ gà trong chuồng thoải mái đi lại. Đừng quên vệ sinh cả những vật dụng trong chuồng như máng ăn, máng nước.

Phương pháp phòng ngừa bệnh cho gà

  • Chăm sóc nuôi dưỡng tốt với chế độ ăn uống hợp lý để tránh các tác nhân gây bệnh.
  • Thường xuyên bổ sung vitamin như  vitamin A, vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà
  • Tiêm vaccine cho gà: Lần 1 khi gà từ 8 đến 10 tuần tuổi, lần 2 trước khi gà đẻ khoảng 1 tháng
  • Chỉ mua gà giống ở những cơ sở bán gà uy tín, đảm bảo gà khỏe mạnh bình thường.

Kết luận

Trên đây, trang AE388 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho người nuôi về gà bị bệnh CRD. Hy vọng với những chia sẻ này, mọi người sẽ có thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong quá trình chăn nuôi gà, đảm bảo đàn gà khỏe mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao.