Tìm hiểu về bệnh gà bị té gió – Đâu là nguyên nhân và cách thức chữa bệnh?

Tìm hiểu về bệnh gà bị té gió

Gà bị té gió vốn không phải là căn bệnh hiếm trong chăn nuôi. Cách trị gà té gió luôn là điều mà nhiều bà con quan tâm nhất, đặc biệt là đối với những sư kê chuyên đem gà đi đá. Vậy gà bị gió là gì? Đâu là phương thức phòng bệnh và điều trị cho gà mau hồi phục? AE388 sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!

Tìm hiểu về bệnh gà bị té gió

Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh té gió là do đâu?

Đầu tiên, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể nguyên nhân gà bị té gió ở các loại gà thông thường và gà đá:

Nguyên nhân gà nuôi bị té gió

Gà nuôi thông thường bị té gió có khá nhiều lý do, mà cụ thể thường gặp nhất là những nguyên nhân dưới đây

  • Gà bị trúng gió: Không chỉ người, loài vật cũng có những trường hợp như trúng gió, đột quỵ,… Gà sẽ bị té gió khi tắc nghẽn mạch máu do trời lạnh, hoặc thay đổi môi trường sống đột ngột.
  • Gà bị bệnh cúm: Cúm gà là một trong những căn bệnh thường gặp mà người nuôi còn hay gọi là gà rù. Gà bị cúm thường sẽ hay rụt cổ, kém lanh lợi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến gà bị gió.
  • Do xương khớp của gà: Vào khoảng thời gian khí trời lạnh, xương khớp của gà không thích nghi được, mạch máu lưu thông không đều khiến gà dễ bị gió và di chuyển yếu đi.
  • Do bẩm sinh: Bẩm sinh khi gà còn nhỏ đã có dấu hiệu té gió nhưng người nuôi không nhận ra, đến khi lớn mới phát hiện mà cụ thể là ở phần chân.

Nguyên nhân gà bị bệnh té gió

Lý do gà đá bị té gió

Khác với gà nuôi thông thường, ngoài những nguyên nhân kể trên, gà đá còn bị té gió bởi những điều sau:

  • Gà đá tơ chưa được tập luyện kỹ đã đưa ra thi đấu
  • Gà còn nhỏ, cơ bắp chưa đủ nở nang và phát triển đã vội đem đi luyện tập.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng không đủ cho gà
  • Gà bị đau chân, sưng chân trong những trận đấu trước nhưng không được chữa trị kịp thời
  • Gà bị thương nhưng vẫn phải luyện tập dẫn đến tình trạng quá sức khiến gà bị té gió.

Những triệu chứng phổ biến khi gà bị té gió

Theo dõi những dấu hiệu và biểu hiện này về hình dáng và hành động di chuyển của gà, người nuôi gà có thể dự đoán được gà của mình đã bị té gió qua những triệu chứng sau:

  • Gà đi lảo đảo không vững chắc, không thể hoạt động theo mong muốn, bước đi không đều, mệt mỏi. Gà thường xuyên bị ngã và nặng hơn là một chân không di chuyển được.
  • Gà không ăn, chán ăn, thở khó khăn, nước mũi chảy ra có dịch nhầy màu trắng, mỏ di chuyển liên tục
  • Gà bị té gió uống khá nhiều nước nên bầu diều luôn mềm và đầy nước
  • Đi tiêu ra phân xanh hoặc trắng. Đôi khi phân có bọt hoặc máu
  • Gà sốt cao, mào gà trở nên tím tái. Khi trở nặng, gà sẽ chết, nếu có sống gà sẽ bị nghẹo cổ, thần kinh và khó khăn trong việc ăn uống

Làm thế nào để chữa trị gà bị té gió?

Có khá nhiều cách chữa gà bị té gió được nhiều người chăn nuôi lâu năm áp dụng. Theo dõi các phương pháp dưới đây và tìm ra cho mình phương pháp trị bệnh cho gà nhanh chóng và hợp lý nhất nhé!

Cách điều trị gà bệnh

Phương pháp điều trị cho gà theo độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn gà bị té gió khác nhau sẽ có phương pháp xử lý và cách chữa trị khác nhau, cụ thể là:

Gà từ 5 đến 6 tháng tuổi

Đối với gà bệnh ở độ tuổi này, người nuôi nên tiến hành tiêm thuốc để loại loại trừ bệnh và giúp cho gà mau chóng khỏi bệnh. Theo dõi gà liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm. Bà con có thể dùng Vimefloro để tiêm cho gà nhưng phải đặc biệt chú ý đến liều lượng của thuốc.

Gà từ 8 tháng tuổi trở lên

Gà từ 8 tháng trở lên bị té gió, bà con vẫn có thể dùng Vimefloro để tiêm cho gà với liều lượng mạnh hơn gấp đôi hoặc gấp ba gà từ 5 đến 6 tháng tùy vào trọng lượng của gà khi đó. Tắm cho gà bằng nước ấm và om bóp cho gà đúng cách cũng là một trong những cách giúp gà mau khỏi bệnh.

Điều trị theo phương pháp dân gian cực hiệu quả

Trong dân gian có khá nhiều cách chữa gà bị té gió, hiệu quả vô cùng bất ngờ mà anh em có thể tham khảo như sau:

  • Dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để om bóp cho gà
  • Người nuôi có thể sử dụng củ địa liền giã nhuyễn sau đó pha với nước ấm để trị té gió cho gà
  • Dùng tỏi đập nhỏ và ngâm với rượu trắng. Cho gà uống mỗi ngày 2 lần trong khoảng 3 ngày
  • Sử dụng rượu gia truyền ngâm từ nhiều dược liệu có công dụng chữa trị xương khớp, lưu thông máu.
  • Dùng thân rễ củ xá kiến tán nhỏ, pha với nước ấm và đắp dần xung quanh thân gà.

Một số lưu ý khi chăm sóc gà bệnh té gió

Trong quá trình chăm sóc gà bị té gió, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp gà mau khỏe, cụ thể chính là:

Một số lưu ý khi chăm sóc gà bệnh

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho gà giúp gà nâng cao sức đề kháng và giảm đau tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng cho gà như Vitamin, chất khoáng, điện giải từ 1 đến 2 lần trong tuần. Trong trường hợp gà bệnh nặng và không thể tự ăn, bà con nên bón cho gà.
  • Tách gà ra vị trí khác khỏi đàn, tránh những nơi có gió lùa hay côn trùng để gà không bị té gió kết hợp với các loại bệnh khác.

Kết luận

Với những chia sẻ cụ thể và chi tiết nhất về gà bị té gió, nhà cái AE388 hy vọng bà con có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi. Hãy quan sát cụ thể đàn gà của mình hàng ngày để nhìn ra được bệnh và có phương pháp chữa trị đúng đắn, kịp thời.